Các tuyến đường tại Bình Dương và Tp. HCM thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt do ảnh hưởng của các cơn mưa kéo dài. Xe ô tô khi di chuyển trong vùng nước ngập sâu thường bị nước tràn vào động cơ qua đường hút gió, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống động cơ xe. Để hạn chế tối đa việc hư hỏng cho xe, các bác tài cần nắm rõ các thao tác sau đây nếu gặp phải tình trạng trên.
Đánh giá độ sâu vùng ngập nước
Giảm tốc độ hoặc dừng hẳn để đánh giá tình hình trước khi quyết định vượt qua. Mỗi dòng xe có khả năng lội nước khác nhau. Khả năng lội nước của xe sẽ tuỳ thuộc vào vị trí của ống hút gió. Bởi khi mực nước quá gần cổ hút gió có thể dễ dàng tràn vào ống hút gió, đi thẳng vào động cơ, khiến động cơ ngưng hoạt động. Do đó ống hút gió càng cao thì nước càng khó lọt vào.
Với các dòng xe gầm thấp thông thường giới hạn lội nước an toàn là mực nước cao đến nửa bánh xe. Với các dòng xe gầm cao, khả năng lội nước sẽ tuỳ theo thiết kế xe. Dòng xe SUV và bán tải thường có khả năng lội nước tốt nhất. Ví dụ như khả năng lội nước của Ford Everest lên đến 800 mm, khả năng lội nước của Toyota Fortuner là 700 mm.
Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn chiếu sáng
Trước khi lái xe vào đường ngập nước hãy bật đèn cảnh báo và đèn chiếu sáng phía trước. Nếu trời sáng chỉ bật đèn gầm. Nếu trời âm u hãy bật luôn đèn cốt. Bật đèn sẽ giúp người lái quan sát tốt hơn, đồng thời có thể đánh giá độ sâu của vùng ngập.
Tắt điều hoà (máy lạnh)
Trước khi cho xe chạy vào đường ngập nên tắt điều hoà ô tô. Bởi quạt gió ở khoang máy hoạt động sẽ dễ hút nước đi sâu trong khoang máy. Mặt khác, tắt điều hoà còn giúp giảm tải cho động cơ, xe có thể toàn lực tập trung vào lội nước. Nếu tắt điều hoà thấy ngộp có thể hạ kính sẽ để không khí lưu thông. Ngoài tắt điều hoà cũng nên tắt các thiết bị điện không cần thiết trên xe như màn hình DVD, loa…
Hạ kính để không khí luân chuyển
Mở một chút cửa kính xe để không khí lưu thông khi bạn đã tắt điều hòa và quạt gió.
Giữ đều chân ga và tuyệt đối không dừng lại giữa vùng ngập nước
Về số thấp và giữ đều ga, chạy tốc độ trung bình, không quá chậm cũng không nhanh. Và tuyệt đối không tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột. Nếu tăng tốc, đạp thốc ga sẽ dễ tạo ra lực quán tính khiến nước tràn vào khoang máy thông qua lưới tản nhiệt. Nếu giảm tốc đột ngột, dòng khí xả phía sau không ổn định có thể làm nước tràn vào ống xả. Tuyệt đối không dừng lại giữa đường. Trong trường hợp bất khả kháng phải dừng như bị kẹt xe thì không giảm ga mà hãy đạp phanh. Việc đồng thời đạp phanh và đạp ga sẽ giúp giữ ga, tránh xe bị chết máy giữa đường.
Giữ khoảng cách với xe phía trước
Cần giữ khoảng cách với xe phía trước càng xa sẽ càng tốt để có thể xử lý kịp các tình huống bất ngờ. Bởi khi xe lội đường ngập rất kỵ đạp phanh, phanh gấp hay dừng xe giữa vùng ngập.
Từ từ tăng ga khi thoát khỏi mực nước sâu
Tránh những xe đi ngược chiều. Xe đi ngược chiều có thể khiến nước tạo sóng, hắt lên nắp capo gây nguy cơ nước tràn vào họng hút và khoang động cơ. Khi chiếc xe gần thoát khỏi khu vực nước sâu, cũng tránh tăng ga đột ngột, hãy cẩn trọng tăng ga từ từ.
Cách xử lý ô tô bị ngập nước (thuỷ kích)
Trong nhiều trường hợp, dù đã đi rất đúng kỹ thuật nhưng những sự cố bất ngờ khiến bạn phải dừng xe khi đang lội nước, hoặc bạn vô tình đuối ga, hay quá ga, chập điện… khiến nước vào động cơ và xe chết máy. Khi xe chết máy, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC KHỞI ĐỘNG LẠI. Nếu bạn đề nổ lại xe, nước sẽ tràn mạnh vào động cơ và bị nén, gây hiện tượng thủy kích, khiến cong tay biên, gãy tay biên hay vỡ lốc máy, gây ra hậu quả nghiêm trọng với động cơ, chi phí sửa chữa sẽ hết sức tốn kém (nhất là xe có tính năng turbo tăng tốc). Bĩnh tĩnh, rút chìa khóa, cố gắng đẩy xe ra khỏi vùng ngập nước, hoặc gọi cứu hộ khẩn cấp để kéo xe về an toàn. Tài xế nên lưu sẵn số cứu hộ trong điện thoại của mình để lúc cần là gọi ngay.
Đường dây nóng (Hotline) bảo hiểm khi xe gặp sự cố mưa bão:
Garage ô tô Định Hòa Phát: 0931 880 990